Hôm nay 12.10,ắcxinsốtxuấthuyếtcầnthiếtnhưngchúngtakhôngvộivàgiải đặc biệt tại Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong y học.
Trao đổi bên lề hội nghị, GS - TS Nguyễn Văn Kính, Phó chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam, cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia tiêm thử nghiệm lâm sàng vắc xin sốt xuất huyết.
Vắc xin này do Nhật Bản sản xuất, có hiệu quả phòng bệnh đối với cả 4 tuýp virus dengue (DEN) gây bệnh sốt xuất huyết. Vắc xin sốt xuất huyết có thể giúp giảm số ca mắc và tử vong do căn bệnh này, tuy nhiên cần đánh giá kỹ trên lâm sàng trước khi tiêm rộng rãi trong cộng đồng.
"Vắc xin khác với kháng sinh. Kháng sinh được sử dụng theo cá thể, căn cứ theo liều, lứa tuổi nhưng với vắc xin thì hầu như tiêm cùng một liều với nhiều người, tác động với sức khỏe rất lớn. Do đó, với sốt xuất huyết, vắc xin là cần thiết nhưng chúng ta không vội vàng. Chúng ta cần kết quả thử nghiệm lâm sàng với người Việt Nam, vì phản ứng của người Việt Nam có thể sẽ khác với những người ở các nước khác. Cần có kết quả chính xác thì mới quyết định được việc sử dụng, quyết định này thuộc cơ quan quản lý", GS Kính nói.
Cũng theo Phó chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam, trước đây, một số quốc gia thử nghiệm và cấp phép lưu hành với một loại vắc xin sốt xuất huyết nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn, nhất là với virus DEN tuýp 2 là tuýp virus gây bệnh nặng và là tác nhân phổ biến gây bệnh tại Việt Nam.
Tại hội nghị, PGS - TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho biết y học dựa vào bằng chứng ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò quan trọng trong thực hành điều trị của các nhà lâm sàng, lĩnh vực dự phòng cũng như hoạch định, xây dựng chính sách y tế.
Đây là phương pháp tiếp cận sử dụng kết quả từ các nghiên cứu lâm sàng, chia sẻ các mô hình thực hành, đánh giá kinh tế y tế trong việc đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng điều trị, dự phòng chăm sóc sức khoẻ và nâng cao hiệu quả quản lý bệnh nhân.
Việt Nam đã và đang trở thành một trong các điểm nghiên cứu quan trọng, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới, tham gia vào chương trình phát triển lâm sàng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực với sự đóng góp nhiều đối tượng cho các nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu và ứng dụng trong y học thực hành.
Từ đầu năm đến nay, trong nước ghi nhận hơn 90.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 26 trường hợp tử vong. Tại Hà Nội, gần 2 tháng qua, số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, mỗi tuần ghi nhận từ hơn 2.000 đến gần 3.000 bệnh nhân. Đã có 4 trường hợp tử vong. Tuýp virus sốt xuất huyết lưu hành năm nay chủ yếu là DEN 1, DEN 2 và không có sự khác biệt với những năm gần đây.